Trong khi Beat Byrd nhận được sự hâm mộ của rất nhiều người với mức giá phải chăng. Còn Beyerdynamic Soul Byrd đánh dấu một sự thay đổi hoàn toàn so với các mẫu Byron trước đây. Với chất âm và thiết kế mới, trong bài viết này mình sẽ giúp các bạn có được một góc nhìn toàn diện về Beyerdynamic Soul Byrd nhé.
Giới thiệu sơ lược về thương hiệu và tai nghe
Beyerdynamic là một thương hiệu âm thanh đến từ Đức đã quá nổi tiếng trong giới Pro Audio. Đa số các ca khúc các bạn đang nghe hiện nay đều đã thông qua sản phẩm các tai nghe và micro của Beyerdynamic. Từ các phòng thu ở nước ngoài cho đến các nhà đài ở Việt Nam đều sử dụng các tai nghe của hãng. Tuy nhiên người dùng Việt Nam vẫn chỉ đa số biết tới hãng nhờ các sản phẩm tai nghe Full-Size huyền thoại như DT880, DT770…
Đối với thị trường consumer, hãng cũng đã cho ra mắt hàng loạt các sản phẩm mới như dòng sản phẩm tai nghe Byrd và Lagoon. Việc này để thay đổi hình tượng mới trẻ trung và năng động hơn. Chữ Y trên logo của hãng thể hiện định hướng đến thị trường giới trẻ (Young & Generation Y). Hãng sẽ không chỉ giới hạn gỏn gọn trong môi trường phòng thu. Sản phẩm Soul Byrd mang trong mình nhiều đặc điểm của những người đàn anh dòng DT. Khó sản phẩm nào cùng tầm giá có thể so sánh được.
Thiết kế ngoại hình
Đầu tiên về vẻ bên ngoài thì sản phẩm này cũng có đóng gói khá đơn giản. Tuy nhiên vẫn đảm bảo nhu cầu của người dùng. Phụ kiện chỉ bao gồm một hộp da các ear tip đi kèm với tai nghe và manual. Dù là dòng dành cho thị trường phổ thông tuy nhiên hãng vẫn tặng người dùng những cặp tip oval đặc biệt. Loại tips này tương tự như chiếc inear đầu bảng của hãng là Xelento. Thiết kế rất dễ dàng fit với tai người dùng, cảm giác thoải mái khi sử dụng trong thời gian dài.
Ngoại quan
Nhìn sơ chắc các bạn cũng khó phân biệt giữa Beat Byrd và Beyerdynamic Soul Byrd. Tuy nhiên chiếc Beyerdynamic Soul Byrd có độ hoàn thiện cao hơn. Phần viền ngoài chữ Y được viền bạc. Phần bên trong có bề mặt nhám còn chữ Y được in nổi. Beat Byrd tất cả housing cũng chỉ là hoàn toàn nhựa với chữ Y được in chìm. Mặt sau của tai nghe bao gồm mã sản phẩm, nơi sản xuất và số series của tai nghe.
Cụm mic và control
Beyerdynamic Soul Byrd có micro đi kèm cụm điều khiển ba nút tích hợp ở trên dây. Điều này giúp người dùng có thể dễ dàng điều khiển các tính năng trên điện thoại iOS và cả Android. So với mẫu Byron trước đây chỉ hỗ trợ Android. Khả năng đàm thoại và các nút bấm trên cụm điều khiển của Beyerdynamic Soul Byrd tốt hơn nhiều so với Byron trước đây.
Tóm lại
Nói chung ở mức giá khoảng 2tr thì chất lượng build của Beyerdynamic Soul Byrd cũng không có gì đáng chê. Beyerdynamic Soul Byrd có thiết kế bát mắt và trẻ trung hơn so với mẫu Byron trước đây. Về ngoại hình Soul Byrd khó mang lại cảm giác ấn tượng như các tai nghe Trung Quốc. Dù vậy truyền thống của hãng Beyerdynamic là sự chắc chắn, bền bỉ với theo thời gian. Mình hi vọng Beyerdynamic Soul Byrd cũng sẽ tiếp tục theo truyền thống này.

Chất lượng âm thanh
Nếu các bạn mua một chiếc tai nghe chỉ vì ngoại hình, các tai nghe Beyerdynamic khó mang lại cảm giác ấn tượng ban đầu. Nhưng về chất âm của Beyerdynamic Soul Byrd thì khó có thể quên được dù mới lần đầu nghe thử.
Soul Byrd không mang lại sự sôi động, màu sắc, cảm giác chi tiết nổi khối rõ ràng như Beat Byrd. Điều khiến mình cảm thấy thích nhất với Soul Byrd đó là sự cân bằng, chi tiết trong từng nốt nhạc của những người đàn anh dòng DT. Nhưng Beyerdynamic Soul Byrd không hề khô khan, mặc dù tổng thể hơi mang khuynh hướng V-Shaped. Nó vẫn mang lại sự nhẹ nhàng cùng với một chất giọng ngọt ngào ở dải mid.
Dải Bass
Dải Bass của Beyerdynamic Soul Byrd là một điểm nổi bật của chiếc tai nghe này. Beyerdynamic Soul Byrd có sự chính xác rất tốt mang đặc trưng của dòng DT770. Dải trầm đủ lượng và độ dày để chơi đến những ca khúc như Get Low, Turn down for What. Nó có độ động, sự nổi khối và tốc độ cực kỳ chính xác mặc dù không nhiều lượng và lực như chiếc Fiio FH1. Nếu các bạn đã quen với việc monitor và mixing thì bass của chiếc tai nghe này sẽ mang đến sự chính xác trong các bản thu của bạn. Điều mà những đối thủ cạnh tranh khó có thể mang lại được.