TỔNG QUAN

THÔNG SỐ KỸ THUẬT

“Qutest là một cục gạch màu đen được nhập khẩu từ Anh và …” Ôi thôi nói thế nghe hết cả mỹ miều  Chiếc DAC Chord Qutest nhỏ xinh này là thành tựu của 2 nhà thiết kế là Rob Watts và John Franks sinh ra để thay cho DAC 2Qute vốn đã giữ vững vị trí của mình, cống hiến cho rất nhiều dàn Hifi chất lượng cao trên khắp thế giới từ 2015 đến nay, anh em thấy Chord Electronics đặt tên hay không, nào là “Too Cute” rồi giờ là “Cutest”.
Mình nghĩ không chỉ mình mà dân mê đồ âm thanh ở Việt Nam nói chung cũng hóng con này lâu rồi nên sẵn mình đang dùng bộ Transport + DAC đầu bảng của Chord là Dave và Blu Mk2 ở đây nên mình sẽ viết vài dòng để giới thiệu, đánh giá và mô tả khái quát chất âm của Qutest cho anh em xem (nói vài dòng chứ thực ra chắc cũng …dài) Đang tải tinhte_chord_qutest_dac (1).jpg… Khái quát về thông số và tính năng Nhỏ và rất gọn gàng, gọn từ cái hộp cho đến hình thức sản phẩm, trong hộp không có gì ngoài Qutest, 1 bộ nguồn và 1 cuốn manual (ai mua nhớ giữ Manual để coi, không thì chịu khó down manual dạng file pdf mà coi nha), 1 cọng dây USB. Qutest cũng như bao sản phẩm khác của Chord Electronics, đều có vỏ làm từ nhôm dày và nặng. Phần giải mã bên trong, Chord không dùng mấy chip DAC như ES9038 hay AKM4496 mà dùng hẳn con chip FPGA Xilinx Spartan được lập trình kỹ lưỡng bằng thuật toán, biến nó thành một DAC với chuẩn giải mã PCM 32bit/768kHz và hỗ trợ DSD512 với 49.152 WTA Filter Taps, nếu anh em muốn hỏi là Qutest có chơi DSD Native hay không thì … không, bởi vì trước giờ Rob Watts không phải là một fan cuồng của định dạng DSD. Định dạng từ DSD64 đến DSD256 được giải mã qua DoP và DSD512 input được hỗ trợ nhờ ASIO driver – thú thật mình không mặn mà gì DSD lắm vì mình toàn nghe streaming lossless từ Tidal với 24bit/192kHz thôi. FPGA cũng không phải là công nghệ gì mới mẻ mà đã có từ lâu rồi, nhất là mấy bạn nào học hoặc nghiên cứu nghành điện tử, nó là một loại CPU mà cấu trúc logic có thể thay đổi được, do đó việc Rob Watts dùng FPGA chủ yếu là để dễ đạt được chất tiếng mà ông mong muốn, đồng thời việc dùng FPGA + với các WTA Filter Taps và các thuật toán đặc biệt sẽ giúp ông quản lý được jitter, giảm noise, tăng hiệu suất ngõ ra… Riêng khoản WTA Filter Taps mình xin nói sau vì nó cũng hơi dài dòng. Trên thế giới không phải chỉ duy nhất Chord ứng dụng FPGA làm DAC mà còn có những ông lớn nghành hi-end audio dùng cách này để tạo ra chất âm khác biệt, có thể kể đến là PS Audio, chất âm thì khá hay nhưng không phải gu của mình lắm mà nó hơi bạo lực quá đà. Qutest tích hợp 4 filter dành cho 4 gu nghe khác nhau, được hiển thị theo màu trên đèn LED, 4 filter đó là chính xác, ấm, êm và sôi động. Qua thử nghiệm thì mình thấy cái “ấm” và “sôi động” là nghe hơi khác xíu xiu nhau chứ “êm” với “chính xác” thì nghe thấy không khác gì lắm để viết lên thành câu. Qutest không có công tắc ON/OFF, cắm điện vào là chạy miết thôi, và yên tâm vì nếu không có tín hiệu digital input thì Qutest sẽ tự động standby và không ngốn điện đâu. Đang tải tinhte_chord_qutest_dac (2).jpg… Tùy chọn output level – một tính năng đáng giá 2Qute ngày trước được thiên hạ khắp nơi đánh giá cao nhưng bị một điểm trừ là output nó ra 3Vrms nên khá to mồm, cắm vào dàn mà quên vặn volume bé xuống thường hay bị “hết hồn” vì hát to quá nên giờ Chord đưa thêm tính năng chọn output đầu ra ở mức 1Vrms, 2Vrms và 3Vrms, 3 level này sẽ được chọn khi người dùng vừa cắm nguồn và nhấn đồng thời 2 nút Filter + Input, nhớ giữ manual để xem màu đèn hiển thị tương ứng với từng output level nhé. Khi nào thì dùng 1Vrms: khi dùng với preamplifier gain cao như Goldmund, PassLabs. Khi nào xài 2Vrms, cho tất cả hầu hết các preamplifier hoặc amplifier tích hợp trên thị trường, 3Vrms dành cho preamplifier dùng gain thấp, nhất là các preamplifier gain âm chạy bóng DHT như 26, 71A, 01A, 10Y, 300B. Nói chung chỉnh cái này thì tùy thiết bị anh em dùng mà chỉnh cho vừa, vì một số preamplifier dùng volume tốt hay có điểm ngọt của cái volume đó (thường trong khoảng 10h-1h) nên anh em sẽ chỉnh như thế nào để mình vặn volume của Preamplifier hay Integrated Amplifier vào khoảng mức này là đẹp. Tính năng này theo mình là đáng khen, khá là có giá trị. Đang tải tinhte_chord_qutest_dac (4).jpg… Các cổng kết nối Cổng input của Chord Qutest có: USB, Optical và Dual BNC. Thường thì mọi người sẽ dùng USB, nhưng Qutest có thêm Dual BNC để có thể ghép chung được với thiết bị M-scaler của hãng như trong trường hợp này là mình dùng Blu Mk2 có sẵn để xuất 2 đường BNC vào Qutest. Nhẹ đô hơn, người dùng có thể dùng Hugo M-scaler mới ra mắt, nhẹ đô hơn nữa… chờ thôi, chắc sẽ có vì mình hy vọng Chord sẽ ra thêm một digital transport nữa ngang ngang giá với Qutest để mọi người dễ mua chứ Hugo M-scaler và Blu mk2 thì hơi quá đà. Cho nên trong bài thì mình không cắm Blu Mk2 vào mà chỉ cắm USB để so với Dave cũng cắm USB luôn. Đang tải tinhte_chord_qutest_dac (5).jpg… Nghe thử và đánh giá Mình nghe trên dàn Hi-Fi của mình, loa chính mình nghe là Zu Soul Supreme và Zingali Home Monitor 2.12, Amplifier sử dụng là Moon Evo 600i V2 và Rogue Cronos Magnum 2. Music server là Roon Nucleus+, nguồn nhạc từ Tidal và file trong ổ cứng của Nucleus+ được mua từ HDTracks. Dây USB là Oyaide Continental V2, dây RCA là Tiglon MS-DF12R, dây loa là Tiglon TCS-2.5S. Căn phòng ẩn dật này có tiêu tán âm nhẹ bằng một số panel bông khoáng, tán âm nhẹ bằng diffuser ( 2 miếng) và giảm dội sàn bằng một tấm thảm lông dày. Đang tải tinhte_chord_qutest_dac (10).JPG… Chất tiếng khá giống với mình dự đoán: mạnh, giàu sức hút, nội lực lên cuồn cuộn, âm sắc no và căng ở tổng thể, trong các bản tứ tấu The Girl from Ipanema của Stan Getz, tiếng saxophone dày, chuyển đoạn giàu màu sắc từ low-mid cho đến high-mid mượt, không bị đuối hơi khi Archie Shepp thổi The Shadow of Your Smile. Bass đánh đúng kiểu của Chord, upper bass đánh áp đảo, nhanh khỏe, cuồn cuộn và sub-bass đi sâu, rền và no tiếng khi thể hiện Heartbeat của Joanne shenandoah nhưng…hmmmm, “có gì đó chưa chín muồi” – mình nghĩ. Đó là cảm nhận đầu tiên trong 3 bản mà mình bật lên nghe và cái suy nghĩ “chưa chín muồi” đã làm mình vất vả bới lá tìm sâu. Nếu so Qutest này với những DAC khác như 2Qute hay đại loại là Schiit Gungnir Multibit thì mình hẳn sẽ rất recommend Qutest hơn, phần vì nó thể hiện đúng những gì mình mong đợi từ một con DAC thế hệ mới nhà Chord, kiểu âm chắc khỏe, màu mỡ, đánh vững tiếng cùng độ chi tiết phong phú của Qutest lúc nào cũng thu hút, như bơm sức sống và đẩy các bản thu như Jazz và Blues được thật hơn, gần gũi hơn. Tuy nhiên đứng trong kệ, trên nó là Dave. Đang tải tinhte_chord_qutest_dac (3).jpg… Khi chuyển đổi giữa Dave và Qutest, thú thật là có vài bản như Boulevard of Broken Dreams – Diana Krall, Everbody Plays the Fool – Aaron Neville, thậm chí là Take Five – Dave Brubeck mình phải nghe đi nghe lại, cắm ra rút vào mới nhận biết được rõ ràng là bạn Dave hay bạn Qutest đang hát, chất âm của Qutest khá tương đồng với Dave ở hầu hết các dải âm, đây là điểm hay của Chord khi chất tiếng đặc trưng được lưu truyền tốt qua năm qua tháng. Đánh giá Chord Qutest với Schiit Yggdrasil thì còn dễ vì 2 cách thể hiện khác nhau hơi xa chứ 2 bạn Dave với Qutest có cùng đặc trưng âm thì nghe một lần mà không để ý kỹ thì mình chịu, phải tới lần 2 lần 3 nhờ bạn khác cắm và rút ngồi nghe thì mới thấy được rằng sự khác biệt của Dave và Qutest là ở đẳng cấp thể hiện âm sắc, chứ thoạt đầu mình nhớ mình còn vỗ đùi mod @ndminhduc kêu là “chết rồi, ta hối hận khi mua con Dave rồi đó”  Dave xuất sắc hơn khi đánh tiếng treble sẽ cho mật độ tiếng treble dày hơi, phần lower treble có sự định hình tốt, high-treble khoẻ, giòn, độ gãy gọn và tốc độ tan trong không gian rất đẹp, trung âm của Dave từ low-mid đến high-mid sẽ dịu và dày dặn hơn Qutest một chút. Ngoài ra, Qutest có sự lắng đọng và phần hậu nhạc cụ đẹp nhưng lại không êm ả và tĩnh tại như Dave. Nhưng phải đến những track hơi bắt đầu khó nhằn hơn như album Hotel Paradise của Josefine Cronholm, đặc biệt là bản Shadow và Wings thì mới bắt đầu rõ ràng nhận thấy bạn nào ra bạn nào. Tai mình báo cho mình là Qutest thể hiện giọng hát quyến rũ của cô Josefine Cronholm hoặc tiếng trumpet và saxophone trong các bản thu được Qutest thể hiện khá thật, ít màu sắc, trung âm trung tính, độ dày đặc và chi tiết ở mid-range khi lên cao xuống thấp được bộc lộ tốt và hoàn toàn không có vẻ gì là cố sức cả. Tuy nhiên nếu đem so với Dave thì nội lực của Qutest chỉ ở mức có nhạc tính tốt, các cú đập trống mạnh mẽ và dứt khoát tròn Shadow đuợc Dave đẩy lên rất căng và đánh chớp nhoáng hơn hẳn Qutest, họng kèn và độ ré vang từ bộ kèn cũng gai góc và sần sùi hơn Qutest (anh em nào từng đứng kế mấy cây trumpet hay Saxophone sẽ biết tiếng của tụi nó không có mướt như mấy bản thu của Lệ Quyên đâu). Từ đây mình bắt đầu nhận ra rằng: Qutest quả là Cute, tiếng nhẹ nhàng và hiền hơn Dave nhiều. Đang tải tinhte_chord_qutest_dac (6).jpg… Bắt đầu chơi nhạc kho khó hơn chút như Avantasia đánh Another Angel Down và The Scarerow (ôi ông nào mê rock thì add ngay 2 bản này vào đi, hay tiệc zời), Oscar Peterson đánh Night Train và Overture 1812 của Tchaikovsky do dàn giao hưởng Cincinnati Symphony Orchestra trình diễn, Telrac thu âm năm 1979 (nói trước nha, ông nào mà vác bản này đi test dàn hay test tai nghe thì gần 2/3 bản 1812, cỡ phút thứ 3 trở đi, là làm ơn tay cầm vào cái núm volume trước vì 3 phát đại bác thật bắn cuối bài là thảm họa khi volume quá to, một là cháy amply, 2 là đứt loa, cháy coil tai nghe- nói trước nghen) thì mình rất là bất ngờ và hoàn toàn hài lòng, do Qutest đeo bám theo tốc độ và đẩy ra nội lực cũng như giữ được độ ổn định của ắc thái và tiết tấu bản nhạc ở một mức độ…”wow, hay à nha!”, không bị chậm hay quá nhanh kiểu hời hợt, các sắc thái trong bản giao hưởng lên đầy đủ, không hề mất chi tiết và với giá của Qutest thì quả là rất tốt, good job! Tuy nhiên, Qutest đứng sau Dave khi không cho được cảm quan xuất sắc về âm vực, độ rộng và chiều sâu của dàn nhạc đại giao hưởng, không khí của Dave khi đánh mấy bản Rock tốc độ cao của Avantasia cũng tốt hơn khi bóc tách nhạc cụ ra tầng tầng lớp lớp rõ ràng hơn, các cú chạy pedal hay hook guitar bass nghe bốc và “cơ bắp” hơn Qutest một chút. Riêng khoảng này thì Dave hay Schiit Yggdrasil làm tốt lắm! Với C-jam Blues, Honey Dripper (tuyệt tác) và Hymm to Freedom của Oscar Peterson, Qutest đánh dải dưới của cây piano có hơi mỏng hơn nhưng vẫn chạy tiếng khá đều, độ ổn định được giữ xuyên suốt dãi scale phím của đàn, còn Dave thì có được cả nội lực của búa đập vào dây đàn cũng như độ bay và cộng hưởng của thùng đàn, khi vào tốc cao thì Dave hay Qutest đều tốt trong khoảng từ A2 tới E6 đều mướt rượt và đánh bắt tai như nhau. Chỉ ở các Note trầm hơn và cao hơn thì Dave mới bộc lộ được nội lực của mình ra, đánh không lầy nhầy, vừng tiếng hơn. Và để có thêm một mớ cái “hơn” đó thì Dave lại có giá tít trên cao trong khi hơi thua một chút mà Qutest đã làm mọi thứ trở nên đầy đủ nhạc tính và đủ giàu cảm xúc rồi. Anh em hẳn cũng hiểu, trong thế giới âm thanh này thì “một chút yêu thôi mà đau đến cháy lòng”, vậy theo mình nghĩ với giá chừng 39tr cho Qutest là không hề đắt, một chút cũng không, khi nó giữ chất âm truyền thống của Rob Watts vốn đã được thế giới đón nhận nồng hậu, Qutest thể hiện âm nhạc không màu sắc nhưng đem lại sức sống giàu hứng khởi với các âm sắc hoan ca thoải mái và tự do như cách mà Oscar Peterson đánh Hymm To Freedom vậy. Theo: Tinh tế  

Xem thêm

Nội dung đang cập nhật!

Chipset
  • Chord Electronics custom coded Xilinx Artix 7 (XC7A15T) FPGA
Tap-length
  • 49,152
Pulse array
  • 10 element pulse array design
Frequency response
  • 20Hz – 20kHz +/- 0.2dB
Output stage
  • Class A
THD
  • <0.0001% 1kHz 3v RMS 300Ω
THD and noise at 3v RMS
  • 117dB at 1kHz 300ohms ‘A’ weighted (reference 2.5v)
Noise 2.6 uV ‘A’ weighted
  • No measurable noise floor modulation
Channel separation
  • 138dB at 1kHz 300Ω
Weight
  • 770g
Dimensions
  • 41mm (H) x 160mm (W) x 72mm (D)
Boxed Weight
  • 1500g
Materials
  • Precision machined aluminium casing with polycarbonate buttons and glass viewing portal. Available in black.
Device power supply
  • 5v 2amp Micro USB
Tap length filter
  • 49,152 – 10 element Pulse Array design
Inputs
  • USB Type B (White): 44.1kHz – 768kHz – 16bit – 32bit2x BNC Coax (Red): 44.1kHz – 384kHz – 16bit – 32bit
  • 1x Dual data mode input (using both BNC coax inputs together): 44.1kHz – 768kHz – 16bit – 32bit
  • Optical (Green): 44.1kHz – 192kHz – 16bit – 24bit
Outputs
  • 1x stereo pair of RCA (Left and Right)
DAC Section
  • PCM support: 44.1kHz, 48kHz, 88.2kHz, 96kHz, 176.4kHz, 192kHz, 358.8kHz, 384kHz, 717.6kHz, and 768kHz.
  • DSD support: Native playback supported. DSD64 (Single) to DSD512 (Octa-DSD)
Variable output
  • Fixed, but selectable between 3v (blue), 2v (green), and 1v (red) via dual press of ‘Filter’ + ‘Input’ upon startup

Chord Qutest

43.880.000 

Sản Phẩm Mới

FiiO

FiiO CP13

2.690.000 2.990.000 

TEAC

TEAC TN-400BT-X

12.900.000 

FiiO

FiiO SP3BT

9.490.000 

FiiO

FiiO R9

39.990.000 

FiiO M23 Stainless Steel

23.990.000 

Klipsch

Klipsch The One Plus

7.330.000 

TEAC

TEAC TN-180BT-A3

5.500.000 

Sản phẩm đã xem

  • FiiO

    FiiO K7

    5.990.000 

  • Koss

    Koss UR10i

    377.000 

  • -36%

    Jabra

    Jabra Elite 4

    1.900.000 

  • phone-icon