Thiết kế và ngoại quan
Topping DX9 có giá bán lẻ là 33.250.000VNĐ, cao nhất trong tất cả các sản phẩm của Topping.
Bài viết này xin không bàn đến các phạm trù kỹ thuật như giải mã được bao nhiêu, độ méo hài, SNR Ratio bao nhiêu, nhắc tới thông số kỹ thuật và số đo thì Topping là chúa tể cmnr.
Thay vì nhảy vào guồng quay chip DAC AK4499EX hiện tại, họ đã hoàn toàn hoài cổ và lựa chọn chip DAC AK4499EQ, một chip DAC đã ra đời từ … 2014, mở đầu cho kỷ nguyên Velvet Sound vô cùng danh tiếng của AKM.
Mặc dù hãng này ra mắt một năm cũng nhiều mã sản phẩm nhưng chúng đều có những nét riêng và chung đến từ Topping mà bất cứ audiophile nào hay lướt web, xem review đều rất dễ nhận biết, tính ra họ làm marketing và giữ bản sắc thương hiệu khá tốt.
Trong nhiều năm, mình đã nhìn thấy 2-3 lần đại tu ngôn ngữ thiết kế của hãng này, gần nhất là DX5, DX7 PRO+ tiếp theo, có cùng hình dạng tròn và các đường lượn mịn, và tới giờ là DX9 cũng mang theo những hành trang đó, về cả phần cứng lẫn ngoại quan.
Khung vỏ của DX9 đều làm từ kim loại cứng cáp, trừ lớp kính khoe mạch và linh kiện.
Mặt trước:
- Nút Bật/Tắt nguồn: Trông giống như nút mở menu khi nhấn nhanh.
- Núm điều chỉnh âm lượng: Có nút bấm ở giữa và có thể xoay để điều hướng giao diện người dùng Aurora UI.
- Ba giắc cắm tai nghe: Bao gồm cân bằng (4-pin XLR và 4.4mm) và không cân bằng (6.35mm).
Mặt sau:
- Input: 2x Coaxial và 2x Optical USB, AES/EBU, IIS, Bluetooth ăng-ten
- Output: 2x RCA, 2x XLR (Preamp out & Line-out)
- Đầu vào và đầu ra kích hoạt 12V, để bạn có thể bật tắt tất cả các thiết bị Topping của mình bằng một điều khiển từ xa duy nhất.
2 màn hình có độ sáng và màu sắc lung linh, không sến súa lòe nhòe, hiển thị sắc nét thông tin về chất lượng nhạc và âm lượng, 2 màn hình này được che chắn kỹ lưỡng bởi lớp kính cường lực. Một màn hình sẽ hiển thị âm lượng và đầu vào kỹ thuật số đã chọn, màn hình còn lại hiển thị tần số lấy mẫu, bit depth và đầu ra analog đã chọn.
Bạn cũng có thể cấu hình giao diện của chúng – sử dụng giao diện tiêu chuẩn hoặc chọn một phổ FFT trông đẹp mắt hoặc đồng hồ VU kỹ thuật số. Riêng mình khá ghét cái đồng hồ VU vì nghe jazz hay rock nó nhảy như loạn xạ, vừa nghe vừa nhìn cây kim giật giật mình bị ngứa mắt vô cùng, nên không dùng.
Tạm thế, bài sau viết chi tiết về âm thanh em này với HiFiMan HE-1000 V3 và Abyss Diana MR sau.